kế thừa nghệ thuật sơn mài các nước nhưng thể hiện được sự độc đáo và khẳng
định bản sắc của riêng mình.
Sơn mài truyền thống gồm đồ sơn trang trí, đồ sơn gia dụng và tranh sơn mài,
tranh sơn mài bắt nguồn từ sơn ta truyền thống, qua sự thử nghiệm, ứng dụng của
các nghệ nhân trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, tranh sơn mài Việt Nam
có sự chuyển hướng độc đáo, tinh tế trên bề mặt và màu sắc.
Tranh sơn mài tuân thủ chặt chẽ quy trình và kỹ thuật từ khâu làm vóc cho đến
khâu thể hiện, tạo nên những họa phẩm sơn mài đậm bản sắc Việt mà không một
quốc gia nào có được. Sơn là vẽ tranh bằng chất liệu sơn ta, mài là mài bề mặt để
lộ ra những mảng màu bên trong như mong muốn, chứa đựng cả yếu tố ngẫu
nhiên, bất ngờ tạo nên sự độc đáo của một tác phẩm hội họa riêng biệt và duy nhất.
Do đó có thể nói tranh sơn mài là quốc họa Việt Nam.
Để tạo được vẻ đẹp tuyệt mỹ của một tác phẩm sơn mài, không đơn giản ở kỹ xảo,
kỹ năng chế tác hay kỹ thuật thể hiện mà nó được tạo ra bởi sự kết hợp của cả ba
yếu tố chính là chất liệu, kỹ thuật và nghệ thuật.
"...Thể chất lộng lẫy của sơn mài làm thỏa sức nghệ sỹ khát khao đi tìm một chất
phẩm mới, ngon mắt và xúc động mạnh hơn sơn dầu. Thể chất sơn cánh dán, sơn
then, vàng bạc ở sơn mài linh biến, linh động, không còn là thể chất không hồn
nữa. Màu của sơn mài đằm thắm, sắc nhị âm vang sâu rộng rung tới tận đáy lòng
người xem... (Tô Ngọc Vân - 1948).
Nhận định về tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí: “Nghệ sĩ Trí đặt cái cổ kính bên
cạnh cái tân kỳ, cái lộng lẫy sang trọng cạnh sự giản dị mộc mạc, ý tưởng hy vọng
đặt bên cạnh sự hoài niệm... Trên những màu hồng nhợt biến hóa, những sắc nâu
ngon thật là ngon, những vỏ trứng như đổi tất cả thể chất để thành quý vật. Những
màu hoen hoen đứng cạnh nhau, cân đối dung hòa một cách tuyệt khéo, đem lại
cho người biết hưởng cảm giác bồn chồn rạo rực….”.
“Không có cái màu đen nào lại đạt đến cái sắc đen kỳ ảo đến độ thâm trầm và sâu
lắng như vậy của sơn mài, không có màu vàng nào lại đẹp một cách sang trọng và
u trầm đến vậy của cái màu vàng ấy và cũng chẳng thể tìm đâu một màu trắng tinh
khôi và trọn vẹn, trọn vẹn đến xót xa…”
vào năm 1937.
Ở Đông Nam bộ, các làng sơn mài được hình thành cùng với tiến trình khai phá
mở cõi về phương Nam đã có lịch sử hơn 300 năm; nổi bật nhất là sơn mài ở đất
Thủ - Bình Dương: làng Tương Bình Hiệp. Năm 1945, ở Bình Dương có 10 cơ sở
sản xuất sơn mài, riêng làng Tương Bình Hiệp có hơn 300 hộ làm nghề. Xưởng
sơn mài Thành Lễ thành lập 1943 là cơ sở sản xuất lớn nhất, tạo được danh tiếng
cả trong và ngoài nước. Giai đoạn đỉnh cao của sơn mài Bình Dương là 1945 –
1975, xuất khẩu qua nhiều nước châu Âu, tại hội chợ Muních (Đức) 1964 đã đoạt
huy chương vàng. Sơn mài Bình Dương nổi tiếng và được ưa chuộng, vì từ nguyên
liệu gỗ đến thành phẩm phải trải qua quá trình 25 công đoạn, từng công đoạn đòi
hỏi cả kỹ thuật và nghệ thuật riêng tỉ mỉ và công phu, quy trình sơn mỗi sản phẩm
phải từ 3 đến 6 tháng mới đạt yêu cầu chất lượng.
Ngày nay, sơn mài Bình Dương tiếp tục gìn giữ nét truyền thống đặc trưng như sự
tinh xảo, chất lượng, nhẹ nhàng, thanh thoát… Sản phẩm hiện nay hết sức đa
dạng, từ tranh nghệ thuật đến đồ nội thất tủ, bàn, ghế… Ngoài ra còn có các sản
phẩm sơn mài gia dụng và trang trí như: bình, lọ, dĩa, vòng tay, hộp, tráp, đèn…
với kỹ thuật thể hiện đa dạng như: sơn lộng, vẽ mỏng, khoét trũng, đắp nổi, cẩn
trứng, cẩn xà cừ, cẩn ốc.… kết hợp sơn mài với các chất liệu khác như tre, gốm,
đá...
Mỗi một dòng sản phẩm có màu sắc, kiểu dáng, phong cách riêng, sản phẩm sơn
mài truyền thống thích hợp trong không gian thờ tự, trang trọng, phù hợp sự hoài
niệm của một số người có tuổi, sản phẩm sơn mài hiện đại với chất liệu, màu sắc
phong phú lại thích hợp cho không gian nhà ở với nhiều phong cách kiến trúc khác
nhau. Do đó sơn mài không phải chỉ dành cho người đứng tuổi, mà còn rất thời
trang cho giới trẻ trong trang trí công sở, nhà cửa, quà tặng…vừa thể hiện khiếu
thẩm mỹ tinh tế vừa thể hiện niềm tự hào với di sản văn hóa độc đáo của dân tộc.
Với sứ mệnh góp phần giữ gìn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa Việt qua các
sản phẩm thủ công mỹ nghệ, Mỹ Nghệ Việt thời gian qua đã có nhiều nổ lực kết
nối và truyền bá, xin được hân hạnh giới thiệu Trung tâm mỹ nghệ sơn mài của
Mỹ Nghệ Việt là cầu nối đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của quý vị về các dòng sản
phẩm đa dạng, phong phú của mỹ nghệ sơn mài Đông Nam bộ để cùng chung tay
vì sự trường tồn của tinh thần Việt, văn hóa Việt.
Quận 1, Sài Gòn, mùa hạ 2013.
Bảo Trâm